Hai nhà mạng Viettel và VNPT vừa lần lượt trúng đấu giá 2 băng tần 5G đầu tiên của Việt Nam và băng tần C3 sẽ được đấu giá lại trong thời gian sắp tới liệu sẽ thuộc về nhà mạng nào đây?
Nhà mạng có tiềm năng trúng đấu giá băng tần C3 nhất
Trong ba nhà mạng lớn nhất Việt Nam thì hai nhà mạng Viettel và VNPT đều đã sở hữu cho mình băng tần 5G riêng, chỉ còn nhà mạng MobiFone là nhà mạng cuối cùng còn cơ hội đấu giá. Với vị thế là nhà mạng lớn thứ 3 Việt Nam và có nguồn tài chính khá mạng so với các nhà mạng còn lại, MobiFone được đông đảo người dùng tin rằng sẽ là nhà mạng cuối cùng trúng đấu giá băng tần 5G trong thời gian sắp tới.
Theo thông tin từ Bộ TT&TT, sau cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 3700 – 3800 MHz, Bộ sẽ xem xét, quyết định việc tổ chức đấu giá lại vào thời điểm thích hợp khối băng tần 3800 – 3900 MHz.
Theo quy định, giá trúng đấu giá của khối băng tần C2 được tổ chức đấu thành công vào ngày 19-3 (thuộc về VNPT) với giá trúng là trên 2.581 tỷ đồng. Mức giá này được xác định là giá khởi điểm đối với băng tần C3 trong đợt đấu giá sắp tới.
Trong trường hợp chỉ có 1 nhà mạng tham gia đấu giá, Bộ TT&TT cũng đã có quy định rõ ràng về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi của nhà mạng tham gia cũng như là đảm bảo tiến độ triển khai 5G trên cả nước.
Theo đó, việc đấu giá khối băng tần C3 trong trường hợp này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, các văn bản quy định chi tiết. Một điều rất quan trọng chính là số tiền trúng đấu giá băng tần C3 lần này phải lớn hơn hoặc bằng số tiền VNPT bỏ ra để sở hữu băng tần C2 vào ngày 19/3/2024.
Nhà mạng trúng đấu giá băng tần 5G C3 phải làm gì?
Doanh nghiệp trúng đấu giá khối băng tần C3, sau 2 năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần phải:
- Cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G sử dụng băng tần 3.800-3.900 MHz.
- Cam kết cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 3.800-3.900 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng.
Tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 3.800-3.900 MHz, doanh nghiệp phải triển khai tối thiểu 30% số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện đã cam kết triển khai trong 2 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần này.
Xem thêm: Đấu giá lại khối băng tần C3 cho mạng 5G