Viettel chính thức "hết cửa" tham gia đấu giá băng tần 5G

Phiên đấu giá băng tần 5G chiều ngày 14/3 đã không diễn ra vì thiếu số lượng nhà mạng tối thiểu.

Viettel chính thức không được tham gia các phiên đấu giá còn lại vì đã trúng đấu giá băng tần vàng 5G Viettel chính thức không được tham gia các phiên đấu giá còn lại vì đã trúng đấu giá băng tần vàng 5G

Chưa thể đấu giá băng tần C3 (3800-3900 MHz)

Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 Quốc gia thông báo không tổ chức đấu giá tần số C3 (3800-3900 MHz),lý do vì không đủ số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu giá tối thiểu theo quy định.

Theo đó, có một doanh nghiệp không đủ điều kiện tham gia đấu giá, do không nộp tiền đặt trước để tham gia đấu giá theo quy định. Do vậy, đơn vị tổ chức (Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia) không tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C3 (3800-3900 MHz) này.

Giá khởi điểm của khối băng tần C2 (3700-3800 MHz) và C3 (3800-3900 MHz) là hơn 1.956 tỷ đồng với 15 năm sử dụng.

Viettel hết cửa tham gia đấu giá băng tần 5G

Ngày 8/3, sau 24 vòng đấu, tối 8.3, Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội Viettel đã đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện 5G đối với khối băng tần 2500 - 2600 MHz trong vòng 15 năm tới.

Băng tần 2500 - 2600 MHz được Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn 5G, 4G và các công nghệ tiếp theo.

Với việc trúng đấu giá "băng tần vàng" 5G, Viettel chính thức "hết cửa" tham gia các phiên đấu giá còn lại và nhường 2 băng tần cuối cùng cho các nhà mạng khác của Việt Nam.

Quan điểm của Sim.vn

Chúng tôi nhận thấy rằng việc Viettel không được tham gia đấu giá các băng tần 5G sau là một lợi thế cực lợi cho các nhà mạng còn lại. Với danh tiếng, tiềm lực tài chính và thực lực ngang nhau, hứa hẹn phiên đấu giá tiếp theo diễn ra vào ngày 19/3 sẽ là một phiên đấu giá cực kỳ gay cấn.

Xem thêm: Một nhà mạng bất ngờ rút khỏi cuộc đua đấu giá băng tần 5G khiến nhiều người sửng sốt