Viettel Cloud khẳng định vị thế và chất lượng ngay tại thị trường Việt Nam

Được phát triển với quy mô lớn, Viettel Cloud, với những công nghệ do chính người Viettel làm chủ, không chỉ giải các bài toán hiện hữu của doanh nghiệp Việt trong quá trình chuyển dịch đám mây mà còn liên tục được nâng cấp để đáp ứng các yêu cầu mới trong lĩnh vực công nghệ mới.

Viettel Cloud khẳng định vị thế ngay tại thị trường Việt Nam Viettel Cloud khẳng định vị thế ngay tại thị trường Việt Nam

Viettel Cloud ghi dấu ấn tại thị trường Việt Nam

Trải qua quá trình thử nghiệm tại chính các tổng công ty của Tập đoàn Viettel, Hệ sinh thái Viettel Cloud giải quyết được bài toán dùng chung hạ tầng, giúp tối ưu nguồn lực về chi phí, đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn và đa dạng nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, những thế mạnh lớn nhất của Tập đoàn Viettel, chẳng hạn như đảm bảo an ninh, an toàn trên không gian mạng, cũng được nhân rộng để để mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng.

Viettel Cloud cũng sở hữu công nghệ bảo mật, tin cậy đạt chuẩn quốc tế với các chứng chỉ ISO, tiêu chuẩn bảo mật cho thương mại điện tử và là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ AICPA SOC1,2,3 của Viện Kế toán công chứng Mỹ.

Bên cạnh đó, việc trung tâm dữ liệu được đặt tại Việt Nam cũng giúp Viettel Cloud đáp ứng quy định của Chính phủ ở các Nghị định 53/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, điều các nhà cung cấp nước ngoài chưa thể đáp ứng.

Với việc đặt lợi ích người dùng làm “kim chỉ nam” trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ nói chung, Viettel Cloud nói riêng, cách làm của người Viettel đang thực sự mang tới nhiều lợi ích cho khách hàng Việt trong quá trình chuyển đổi số.

Vai trò của điện toán đám mây trong quản lý nhà nước

Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, điện toán đám mây đã trở thành một công nghệ cực kỳ quan trọng và hữu ích trong hoạt động quản lý nhà nước với những vai trò sau:

  • Tăng cường khả năng lưu trữ và truy cập dữ liệu: Điện toán đám mây cung cấp khả năng lưu trữ linh hoạt và truy cập dữ liệu từ mọi nơi, giúp các cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng tiếp cận thông tin quan trọng và tối ưu hóa quy trình làm việc.
  • Tối ưu hóa công việc: Theo một nghiên cứu của Cisco- công ty hàng đầu về công nghệ thông tin và kết nối mạng, việc sử dụng điện toán đám mây có thể giúp nâng cao năng suất lao động lên tới 400%. Thông qua việc tự động hóa quy trình và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng, các cơ quan nhà nước có thể tiết kiệm thời gian và tài nguyên, từ đó tăng cường năng suất làm việc của cán bộ công chức, cải thiện chất lượng dịch vụ công.
  • Bảo mật thông tin: Sử dụng điện toán đám mây giúp đảm bảo tính bảo mật thông tin, với khả năng mã hóa dữ liệu, sao lưu và khôi phục dữ liệu dễ dàng, cùng với các biện pháp bảo mật mạnh mẽ được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây.
  • Tiết kiệm chi phí: Thực tế cho thấy, việc sử dụng dịch vụ điện toán đám mây giúp tránh các khoản đầu tư ban đầu lớn vào phần cứng và phần mềm, cũng như giảm thiểu chi phí duy trì và nâng cấp.
  • Khả năng mở rộng và độ tin cậy: Việc sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây giúp các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng hệ thống linh hoạt, khả năng mở rộng dễ dàng khi có nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động quản lý.

Xem thêm: Một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào công ty viễn thông ở Mỹ