Chuyện không tưởng: một tập đoàn viễn thông Việt Nam đạt doanh thu hơn 500 tỷ mỗi ngày
Tác giả:Vua Gói CướcTheo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách lớn nhất khối doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng trong 5 tháng đầu năm 2024.
Doanh thu quốc nội và quốc tế tăng vọt
Cụ thể, Viettel đạt 74.933 tỷ đồng doanh thu hợp nhất trong 5 tháng, tương ứng bình quân mỗi ngày thu gần 500 tỷ. Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn đạt 19.723 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 22.387 tỷ đồng. Đến cuối tháng 5/2024, Viettel thực hiện đầu tư 13.410 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch, trong đó công ty mẹ thực hiện 7.144 tỷ đồng, đạt 4% kế hoạch.
Đối với thị trường trong nước, Viettel Construction công bố kết quả kinh doanh tháng 5/2024 khả quan với doanh thu đạt 998,4 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 54,1 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 10% và 6% so với cùng kỳ năm 2023. Luỹ kế 5 tháng đầu năm doanh thu của Viettel Construction đạt hơn 4.606 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 249,7 tỷ đồng, tăng trưởng 10% và 5% so với cùng kỳ.
Báo cáo phân tích mới đây của Vietcap dự báo tỷ lệ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) EBITDA của Viettel Construction sẽ đạt 31% trong giai đoạn 2023-2026, được dẫn dắt bởi CAGR của mảng Hạ tầng cho thuê tăng trưởng 58%. Vietcap dự phóng đóng góp của mảng này vào EBITDA của Viettel Construction sẽ tăng từ 30% vào năm 2023 lên 54% vào năm 2026.
Ở thị trường quốc tế, báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 của Viettel Global cho thấy, công ty ghi nhận doanh thu đạt 7.907 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số đáng mơ ước của một công ty viễn thông trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp lĩnh vực này trên thế giới đã dần chững lại. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Viettel Global đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức cao nhất kể từ quý 3/2022.
Giá trị vốn hóa của các công ty cũng cao kỷ lục trong đó đặc biệt nhất là Viettel Global với gần 326.000 tỷ đồng (13 tỷ USD),"chễm chệ" ở vị trí thứ 2 trong danh sách những cái tên giá trị nhất thị trường chứng khoán, chỉ sau Vietcombank.
Mục tiêu sắp tới
Năm 2024, Viettel đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng, bao gồm:
- Doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn tăng 7,2%.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài, tỷ lệ hoàn vốn đạt 84%.
- Đảm bảo vùng phủ 4G tương đương 2G và chuyển dịch toàn bộ thuê bao 2G lên 4G trước tháng 9/2024.
- Duy trì vị thế số 1 về thị phần data center và cloud;.
- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ ATTT ra quốc tế.
- Ứng dụng AI sâu rộng; triển khai giải pháp Digital Twins quản lý đô thị thông minh; chính thức công bố hệ sinh thái thiết bị 5G do Viettel sản xuất và đẩy mạnh kinh doanh ra quốc tế.
- Phát triển sản phẩm thiết bị năng lượng xanh.
- Cung cấp giải pháp toàn trình cho logistics xuyên biên giới và triển khai tuyến vận chuyển đường sắt liên vận Việt Nam - Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong bối cảnh khó khăn chung của ngành nhưng Tập đoàn Viettel đạt tăng trưởng 5,4% và viễn thông nước ngoài tăng trưởng 20,5% là mức cao. Viettel đã rất thành công trong lĩnh vực viễn thông và nghiên cứu, sản xuất công nghiệp công nghệ cao.
"Viettel sẽ phải trở thành một Tập đoàn toàn cầu về công nghệ số, tham gia tích cực vào chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Viettel hãy tạo ra những công nghệ, nền tảng để người khác dựa trên đó mà sáng tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho xã hội" - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.
Xem thêm: Viettel Cloud khẳng định vị thế và chất lượng ngay tại thị trường Việt Nam