Theo Thanh tra Sở TT&TT Cần Thơ, trên hệ thống mạng viễn thông xuất hiện tình trạng một số đối tượng xấu sử dụng thuê bao di động của các nhà mạng VinaPhone, Viettel, MobiFone, Vietnamobile… mạo danh lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành.
1. Những đầu số lừa đảo cần cảnh giác
Gần đây, nhiều SIM rác sử dụng các đầu số thuộc các nhà mạng lớn để thực hiện hành vi lừa đảo, giả danh cơ quan chức năng hoặc lãnh đạo địa phương. Dưới đây là những đầu số thường bị lợi dụng:
- VinaPhone: 081, 082, 083, 084, 085, 088, 094.
- Viettel: 032, 033, 034, 035, 036, 037, 038, 039, 086, 097.
- MobiFone: 070, 076, 077, 078, 079, 089, 093.
- Vietnamobile: 052, 056, 058.
- Công ty CP Viễn thông Đông Dương Telecom: 087.
Cụ thể, một số thuê bao thuộc mạng VinaPhone đã bị cơ quan chức năng cảnh báo về hành vi giả danh lãnh đạo tỉnh. Các số điện thoại này bao gồm: 0942330564, 0814434975, 0949772895, 0827742709, 0812684910, 0946917790, 0812886470, và 0842415062.

Đầu số 033, đầu số 083 lừa đảo có đúng không?
Một số thông tin cho rằng đầu số 083 và đầu số 033 liên quan đến các cuộc gọi lừa đảo. Thực tế, đây là các đầu số chính thức của VinaPhone và Viettel. Tuy nhiên, vì thuộc quản lý của nhà mạng lớn nên thường bị các đối tượng lừa đảo sử dụng để lợi dụng lòng tin của người dùng.
Giải pháp từ nhà mạng
Các nhà mạng lớn như VinaPhone, Viettel và MobiFone đang siết chặt các chính sách quản lý SIM rác. Việc đăng ký thông tin thuê bao chặt chẽ hơn và các biện pháp xử lý mạnh tay đang được áp dụng để bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lừa đảo.
2. Thủ đoạn lừa đảo tinh vi
Những đối tượng mạo danh này gọi đến các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh với nội dung thông báo giả tạo vụ việc vi phạm pháp luật.

Sau đó, đối tượng chuyển số điện thoại được cho là của cơ quan chức năng, công an, yêu cầu nạn nhân phải liên hệ làm việc, mở tài khoản, chuyển tiền, nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt, gây tâm lý hoang mang trong dư luận xã hội. Điều này khiến cho rất nhiều người lo lắng, làm theo chỉ dẫn của những đối tượng xấu và bị mất tiền oan uổng.
Để đề phòng và có biện pháp xử lý các vụ việc vi phạm nói trên, sở TT&TT thành phố Cần Thơ đề nghị các doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ ngay đối với các thuê bao di động bị phản ánh, tố giác có hành vi vi phạm pháp luật.
Cùng với đó, Sim.vn cũng cho rằng cácnhà mạng cần cung cấp thông tin đầy đủ, đúng theo yêu cầu cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, để kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm, đảm bảo không để xảy ra các hành vi quấy rối, lừa đảo, gây hoang mang trên hệ thống mạng thông tin di động như vừa qua. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng nên tích cực kiểm tra, thanh tra và rà soát những thuê bao rác còn xuất hiện trên tất cả các địa bàn và có những chế tài về đăng ký sim chính chủ để có hướng xử lý sớm nhất.
3. Dấu hiệu nhận biết cuộc gọi lừa đảo
3.1. Đầu số lạ hoặc quốc tế
Các đầu số quốc tế như +882, +60, hoặc các đầu số không phổ biến khác thường được sử dụng để giả danh tổ chức uy tín hoặc thực hiện hành vi lừa đảo. Nếu bạn không có mối quan hệ quốc tế nào hoặc không chờ đợi cuộc gọi từ nước ngoài, hãy cảnh giác cao độ.
3.2. Nội dung cuộc gọi mang tính cấp bách, đe dọa

Các đối tượng thường đưa ra lý do nghiêm trọng như liên quan đến một vụ án, vi phạm pháp luật, nợ cước dịch vụ, hoặc kiện tụng pháp lý. Chúng sử dụng giọng điệu gây áp lực như đe dọa khóa tài khoản ngân hàng, bắt giam, hoặc phạt hành chính nếu bạn không làm theo yêu cầu ngay lập tức.
3.3. Tự xưng danh tính uy tín
Lừa đảo thường giả danh công an, tòa án, viện kiểm sát, bưu điện, ngân hàng, hoặc tổ chức nổi tiếng khác để tạo lòng tin. Chúng cung cấp mã số giả, giấy tờ giả mạo hoặc đọc thông tin cá nhân của bạn để tăng tính thuyết phục.
3.4. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính
Đối tượng lừa đảo có thể yêu cầu bạn cung cấp:
- Số tài khoản ngân hàng.
- Mã OTP.
- Thông tin chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Lý do thường được đưa ra là để xác minh, nhưng thực chất là để chiếm đoạt tài khoản hoặc sử dụng trái phép thông tin của bạn. Vì vậy bạn cần phải thật sự cảnh giác với chiêu trò này.
3.5. Hướng dẫn thực hiện giao dịch tài chính
Một số cuộc gọi lừa đảo yêu cầu bạn chuyển tiền vào một tài khoản “an toàn” để phục vụ điều tra.
Chúng có thể dẫn dụ bạn rút tiền, nạp tiền qua các dịch vụ ví điện tử hoặc thanh toán trực tuyến.
3.6. Hứa hẹn phần thưởng hấp dẫn hoặc lợi ích bất thường
Đối tượng lừa đảo có thể thông báo rằng bạn đã trúng thưởng một giải thưởng lớn hoặc có quyền lợi nhận ưu đãi đặc biệt, nhưng yêu cầu bạn thanh toán phí trước để nhận quà.
4. Những rủi ro khi bắt máy số lạ
- Mất tiền trong tài khoản: Một số cuộc gọi sẽ dẫn dụ bạn gọi lại số tính phí cao hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, dẫn đến mất tiền.
- Rò rỉ thông tin cá nhân: Việc trả lời các câu hỏi hoặc làm theo hướng dẫn có thể khiến bạn bị lộ thông tin quan trọng như số tài khoản, mã OTP hoặc thông tin cá nhân khác.
- Gây hoang mang, mất tập trung: Những cuộc gọi này thường đe dọa, khiến bạn mất bình tĩnh và có thể hành động thiếu suy nghĩ.
5. Cách xử lý khi gặp cuộc gọi lừa đảo
Khi gặp phải cuộc gọi nghi là lừa đảo bạn có thể xử lý như sau:
- Không bắt máy hoặc lập tức ngắt máy: Nếu thấy đầu số lạ, đặc biệt là từ quốc tế, tốt nhất bạn không nên trả lời.
- Không cung cấp thông tin cá nhân: Dù người gọi tự xưng là ai, tuyệt đối không cung cấp thông tin tài chính, mã OTP, hay bất kỳ thông tin nào khác qua điện thoại.
- Báo cáo đến cơ quan chức năng: Ghi nhận số điện thoại lạ và báo cáo cho nhà mạng hoặc cơ quan công an nếu bạn nghi ngờ đó là cuộc gọi lừa đảo.
- Cảnh báo cho người thân, chia sẻ thông tin này để bạn bè, gia đình cũng biết và cảnh giác.
Xem thêm: Một thẻ Căn Cước đăng ký được bao nhiêu SIM chính chủ