Theo thông tin được công bố trước đây, giá khởi điểm của các băng tần lần lượt là:
Với giá được công bố trên thì chỉ có 2 băng tần được tổ chức đấu giá thành công, còn băng tần 3800 - 3900 MHz vẫn chưa tìm ra chủ nhân vì thiếu số lượng nhà mạng đăng ký tối thiểu.
Vì thế, hoàn toàn có thể suy đoán rằng nếu Bộ TT&TT xem xét tổ chức đấu giá lại băng tần này thì giá khởi điểm đấu giá sẽ thấp hơn mức 1.956,8 tỷ đồng được công bố trước đây.
Tuy con số cụ thể và việc Bộ TT&TT có tổ chức đấu giá lại hay không vẫn chưa được công bố nhưng những người quan tâm đến thông tin này đều mong chờ một cuộc đấu giá nảy lửa giữa các nhà mạng còn lại như MobiFone, Vietnamobile, Gtel,...
Việc định hướng phát triển 5G của nhà mạng Việt Nam sau khi sở hữu băng tần 5G cũng nhận được sự quan tâm đông đảo của người dân cả nước. Trong thông báo sau khi thắng đấu giá, Viettel với khối băng tần B1 2500 - 2600 MHz nhấn mạnh đến việc tối ưu vùng phủ, còn VNPT với băng tần C2 3700 - 3800 MHz muốn phát triển hạ tầng mạng 5G theo hướng tốc độ cao.
Có thể thấy rằng mỗi khối băng tần đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Băng tần càng thấp càng có khả năng truyền xa và đâm xuyên tốt hơn. Trong khi băng tần cao mang đến tốc độ truy cập lớn hơn, nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi vật cản.
Xem thêm: Ngoại trừ Viettel, VNPT, 3 nhà mang lớn còn lại ai sẽ đấu giá thành công khối băng tần 5G C3