Việc tắt sóng 2G yêu cầu người dân phải nâng cấp từ điện thoại 2G lên các thiết bị 4G để tiếp tục sử dụng các dịch vụ viễn thông. Không chỉ là một yêu cầu bắt buộc, việc chuyển đổi này còn mang lại nhiều lợi ích rõ ràng cho người dùng, bao gồm trải nghiệm Internet tốc độ cao, khả năng sử dụng các dịch vụ số hiện đại và góp phần vào sự phát triển kinh tế số của đất nước.
Ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Thương mại của FPT Shop, nhận định: "Việc chuyển đổi từ mạng 2G sang 4G là xu hướng tất yếu để người dùng có thể trải nghiệm các dịch vụ hiện đại và tiện ích hơn. Với mức hỗ trợ lên đến 600.000 đồng cùng nhiều mẫu điện thoại 4G giá tốt, chúng tôi tin rằng khách hàng sẽ tìm được thiết bị phù hợp."
Theo ghi nhận từ các đại lý và nhà cung cấp thiết bị viễn thông, lượng người dùng đến nâng cấp thiết bị 4G đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Ông Nguyễn Minh Khuê, đại diện hệ thống Viettel Store, chia sẻ: "Lượng người dùng đến các cửa hàng để nâng cấp lên thiết bị 4G rất đông. Chúng tôi phải huy động cả nhân sự thuộc bộ phận văn phòng để hỗ trợ các điểm bán do nhu cầu tăng cao đột biến. Riêng trong những ngày đầu tháng 8, lượng người dùng nâng cấp thiết bị đã tăng 30% so với trước đó. Dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng cao khi thời gian tắt sóng 2G không còn nhiều."
Bà Hoàng Minh Tâm, đại diện truyền thông của hệ thống Hoàng Hà Mobile, cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng doanh số của điện thoại cơ bản 4G và smartphone giá rẻ sẽ tăng 120% trong tháng 8. Đến tháng 9, mức tăng trưởng có thể mạnh lên 450% khi sự kiện tắt sóng 2G diễn ra."
Để hỗ trợ người dân chuyển đổi sang công nghệ mới, các nhà bán lẻ như Hoàng Hà Mobile đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi. Ví dụ, chương trình "Đổi máy 4G - Nâng cấp bất ngờ" của Hoàng Hà Mobile cung cấp nhiều mẫu điện thoại 4G từ các thương hiệu như Itel, Masstel, Nokia, Mobell với giá bán chưa tới 700.000 đồng, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận công nghệ 4G.
Trong buổi tọa đàm "Tắt sóng 2G, người dân cần chuẩn bị gì?", các nhà mạng lớn như Viettel và Vinaphone khẳng định rằng việc tắt sóng 2G sẽ không gây xáo trộn lớn cho người dùng. Người dân chỉ cần chuyển SIM sang thiết bị có hỗ trợ 4G là có thể tiếp tục liên lạc mà không gặp khó khăn.
Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT),việc dừng công nghệ 2G không chỉ là một bước tiến về công nghệ mà còn là cơ hội tốt cho người sử dụng làm quen với dịch vụ trên môi trường số. Tính đến tháng 5 vừa qua, số lượng thuê bao 2G only đã giảm đáng kể, còn hơn 11 triệu thuê bao, chiếm khoảng 9% tổng số thuê bao di động trên toàn quốc.
Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới, việc dừng hoàn toàn công nghệ 3G cũng đã được lên kế hoạch và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9/2028. Điều này càng khẳng định rằng việc chuyển đổi sang công nghệ mới là xu hướng tất yếu và không thể tránh khỏi.
Việc chuyển đổi từ 2G sang 4G không chỉ là một bước tiến về mặt công nghệ mà còn là một yêu cầu cần thiết trong kỷ nguyên số hóa. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà mạng và sự gia tăng đáng kể về nhu cầu của người dân, quá trình này hứa hẹn sẽ diễn ra suôn sẻ, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
Mạng 5G trên hạ tầng đám mây sẽ giúp nhà mạng giải quyết 50% tổng lưu lượng di động